10 BÍ QUYẾT GIÚP BẠN TRỞ THÀNH NHÀ THUYẾT TRÌNH CỪ KHÔI TRONG KDHT


Rất nhiều người đau đầu với việc làm sao để có một bài thuyết trình hiệu quả. Tôi đã hoàn thành các phần của bài thuyết trình với đầy đủ các vấn đề về: thành tựu, giải thích rõ về chính sách trả thưởng, kể chuyện,….nhưng sao vẫn không thể đạt được mục tiêu về doanh số sản phẩm bán ra và thành viên mới. Câu trả lời không chỉ nằm ở cách bạn thuyết trình mà ở khâu chuẩn bị và các yếu tốt nhỏ nhặt nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi bắt đầu lên ý tưởng và thực hiện 1 bài thuyết trình trong ngành KDHT.

1, Hình dung về người nghe (Xác định đối tượng KH)
Một trong những sai lầm to tướng mà những nhà phân phối kém chuyên nghiệp mắc phải là không hình dung về những người tham dự trước khi chuẩn bị bài thuyết trình của mình.
Giả sử bạn kinh doanh bất động sản, chẳng lẽ lại rao bán nó với những người vô gia cư, thất nghiệp,… Họ hoàn toàn không đủ khả năng để mua nhà! Cũng tương tự như vậy, hãy tìm hiểu về những ai sẽ lắng nghe thuyết trình, đặc điểm chung của họ, mong muốn của họ, những vấn đề mà họ thường đối mặt trong cuộc sống, từ đó thiết kế khái quát nội dung và điểm nhấn trong bài thuyết trình cho phù hợp.

2, Thực hiện những câu hỏi nhỏ và trò chuyện ngắn (Kéo gần khoảng cách với KH)
Trước khi thực sự bắt đầu thuyết trình, hãy dành thời gian khoảng 10-15 phút để đặt vài câu hỏi, nói chuyện phím với thính giá. Nhận định về quá khứ và mục tiêu của họ. Từ đó hình thành ngay trong đầu những nội dung cần nhấn mạnh, những điểm chính cần chốt lại trong bài thuyết trình.
Dựa trên những thông tin mà vừa khai thác được, bạn có thể biến bài thuyết trình thành điều gì đó thực sự phù hợp và tương thích với người nghe.

3, Đáp ứng mong muốn – nhu cầu – hy vọng – ước mơ
Như đã nói ở trên bạn khai thác được các thông tin về người nghe, hãy tìm hiểu thêm hoặc dự đoán trong đầu về những gì họ cần/ muốn hoặc hy vọng và mơ ước, lồng ghép những điều đó vào bài thuyết trình.
Cho họ thấy những kỳ vọng của họ có thể thành hiện thực nếu mua sản phẩm/ tham gia mạng lưới KDHT.

Ví dụ: người nghe lo lắng về sức khỏe – hãy cho họ sự tin tưởng về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe mà công ty bạn làm ra,

Người nghe lo lắng về thời gian dành cho gia đình – hãy cho họ thấy KDHT giúp họ tự do về giờ giấc,

 Người nghe muốn có thêm thu nhập – hãy giúp họ tin rằng vừa duy trì công việc hiện tại và dành thêm chút thời gian cho KDHT hoàn toàn có thể giúp họ điều đó.

4, Canh thời gian phù hợp
Đối với những người bận rộn và những buổi diễn thuyết trong nhóm nhỏ đừng bao giờ chiếm quá nhiều thời gian của họ. Thời lượng quá lâu có thể khiến họ thấy chán và ngập trong lượng thông tin quá nhiều. Trong các trường hợp này chỉ nên trình bày khoảng 20-30 phút.
5, Sử dụng các công cụ
Những công cụ hữu ích như: video, poster, sách ảnh, ….sẽ là trợ thủ đắc lực cho bạn, giúp gây tác động mạnh lên người nghe. Nếu bạn không thể tự làm ra chúng hãy phối hợp cũng thành viên trong mạng lưới, hoặc thuê ai đó giúp bạn thiết kế các công cụ này.

6, Vượt qua các câu hỏi và ý kiến phản đối (giải quyết vấn đề KH)
Luôn dành thời gian trước khi kết thúc phần thuyết trình để hỏi lại xem có ai trong số những người nghe muốn đặt câu hỏi hay không. Khi bắt đầu trả lời, phải luôn dành cái nhìn nồng hậu cho người hỏi, khen ngợi câu hỏi, ví dụ: đây là một câu hỏi thông minh, câu hỏi của bạn cũng là điều nhiều người quan tâm, bạn thật tinh ý khi có thắc mắc đó,….
Có thể xuất hiện những người chưa hài lòng về KDHT hay sản phẩm của công ty. Đừng cố gắng thuyết phục họ, hãy khôn khéo vượt qua những lời phản đối đó và chứng tỏ bạn tin vào những gì mình đã làm và không quan tâm tới những định kiến đó.
Nên dự đoán trước những câu hỏi, hoặc những lời phản đối mà bạn có thể gặp phải, chuẩn bị sẵn phần trả lời để không bị lúng túng. Tuyệt đối không làm những việc như lôi kéo hay lái người nghe vào việc quyết đinh tham gia/ mua hàng. Tự nguyện là nền tảng của KDHT hợp pháp và chính thống.

7, Hướng dẫn KH trải nghiệm sản phẩm
Đừng chỉ thao thao bất tuyệt về các tính năng ưu việt mà không để người nghe trực tiếp nhìn thấy hay dùng thử sản phẩm. Khi điều này được thực hiện sẽ giúp tăng thêm tính thuyết phục của những lời bạn nói.

8, Hãy biết hạ mình
Bạn không cần phải là ai đó quá hoàn hảo, hãy nêu ra những khuyết điểm và bạn vẫn cố gắng mỗi ngày để khắc phục, những sai lầm mà bạn vấp phải và vượt qua. Điều này giúp bạn gần gũi với người nghe và nội dung bài thuyết trình trở nên thực tế, đáng tin hơn.

9, Sử dụng những câu chuyện và sự hài hước
Hãy kể một vài truyện ngụ ngôn hoặc những câu chuyện ý nghĩa có thực trong cuộc sống để làm nền tảng cho triết lý bạn đưa ra. Hoặc để tránh nhàm chán, hãy kể chuyện cười, pha trò 1 chút để người nghe có những phút thư giãn khi quá nhiều thông tin được bài thuyết trình cung cấp.

10, Luôn học và rèn luyện về nghệ thuật thuyết trình
Theo thời gian mọi điều luôn có những thay đổi, hãy chắc chắn bạn luôn cập nhật những phương pháp hay các kỹ thuật thuyết trình mới. Khi tiếp xúc với những người trong ngành, quan sát cách họ lôi cuốn mọi người và học theo.
Đến đây bạn đã nắm vững những cách giúp bài thuyết trình của mình thú vị và hiệu quả hơn, nhờ vậy hãy luôn chuẩn bị kỹ và để giúp chính mình tự tin và mạnh mẽ khi xuất hiện trước mọi người.